Ao que parece, dois trabalhos meus constarão do Vesak 2008 da ONU, que acontecerá na próxima semana no Vietnam. Para o benefício exclusivo dos leitores das Folhas, coloco aqui o sumário dos dois:
GIÁO DỤC PHẬT GIÁO Ở GIAI ĐOẠN QUYẾT ĐỊNH
Ricardo Sasaki
TN. Hương Nhũ dịch
Cả phương Đông cũng như phương Tây, Phật giáo hiện đối diện với những khó khăn trong việc đương đầu với các vấn đề của thời đại và những khu vực có vấn đề ngay trong chính truyền thống của nó. Các chế độ độc tài, sự sính chủ nghĩa hiện đại và các mốt thời thượng khoác áo văn hóa, sự đấu tranh giữa các đảng phái chính trị và các nhà thờ gắn liền với nó, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có tính gây hấn, sự suy thoái của nền giáo dục tu viện, các cuộc chiến tranh mở rộng, và trào lưu chính thống tôn giáo vv… mới chỉ là một phần nho nhỏ của các vấn đề ấy. Là những nhà giáo dục Phật giáo, chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước tất cả những vấn nạn này. Nhà giáo dục nên có tiếng nói phê phán ngay trong truyền thống, giúp nó phản tỉnh về tự thân, về lịch sử và về sự hòa giải.
Tham luận này phác họa bảy thách thức trước sự hoằng dương chính Pháp ở phương Đông và phương Tây, và nêu bật vai trò của các nhà giáo dục Phật giáo với tư cách là một người có liên quan vì sự lành mạnh của Giáo pháp (Sàsana). Vấn đề cốt yếu dành cho bất kỳ một nhà giáo dục nào là, “ làm thế nào chúng ta có thể giảng dạy tốt hơn những giá trị chân chính và những nguyên lý mà Phật giáo đã y cứ vào đó, theo ý chỉ của đức Phật?”
“Giáo dục là sự hướng dẫn cho đời sống cá nhân
Giáo dục có thể được xem như là một đấng sáng tạo thế gian”
Ajahn Buddhadasa
Một thử nghiệm về sự tiếp thu kiến thức từ xa trong việc hoằng dương Phật Pháp ở Brazil
Ricardo Sasaki
TN. Hương Nhũ dịch
Bài tóm tắt
Đức Phật đã thuyết pháp bằng những phương tiện khác nhau. Thông qua lời nói, hành vi và thậm chí bằng sự im lặng, đấng Giác Ngộ đã gửi thông điệp thích hợp nhất đến chúng sinh. Sự khéo léo trong giáo hóa (của đức Phật) được xem như là một trong những đức tính mà tất cả các vị thầy nên phấn đấu vươn tới.
Kỹ thuật hiện đại ngày nay đã cung cấp nhiều phương tiện tối tân để truyền bá thông điệp ấy, những phương tiện mà các trung tâm Hoằng Pháp có thể bắt đầu ứng dụng trong nhiệm vụ của mình để vượt qua biên giới không gian vốn ngăn cách những sinh viên có tiềm năng Phật Pháp và cội nguồn tri thức.
Bài tham luận này đề cập đến lợi ích của mô hình tiếp thu kiến thức từ xa trong việc hoằng dương chính Pháp ở Brazil y như đã được áp dụng ở Cộng đồng Phật giáo Nalanda, một trung tâm Phật giáo được sáng lập cách đây 18 năm ở Brazil. Do diện tích đất đai ở Brasil, và do số lượng của các Trung tâm hoằng Pháp tương đối ít, nên các phương tiện chủ yếu như thế đã đưa Phật Pháp đến với mọi người, nếu không thế thì họ sẽ không thể có được bất kỳ sự hướng dẫn sinh động hay kinh nghiệm nào của một cộng đồng Phật Pháp bằng chính ngôn ngữ của mình.
Amigos!!!
Como talvez todos os próximos posts do Prof. Ricardo, desde o Vietnam sejam em vietnamita, já encontrei um tradutor online viatnamita-inglês vejam aqui:
http://vdict.com/?autotranslation
Colocando uma frase por vez até que ele traduz bem…
🙂 🙂
Flávio
oxente!!???…… pode botar no bom e velho portugues, que os ” amigos olheiros” vigiam …hehe….
ana
Que legal!
Professor, faça uma boa viagem! E é claro, tenha um retorno tranquilo e seguro!
ha…
Está um pouco difícil de ler… 🙂
Não é possível comentar.